Tiêu chuẩn FSC ngày càng phổ biến với các doanh nghiệp in ấn, bao bì, sản xuất giấy, gỗ… xuất khẩu sang thị trường nước ngoài và nằm trong chuỗi cung ứng của các Tập đoàn có cam kết bảo vệ môi trường. Việc đạt chứng nhận FSC không chỉ giúp doanh nghiệp có hình ảnh tốt, tăng cường uy tín/giá trị sản phẩm mà còn giúp mở rộng thị trường quốc tế.
Tuy vậy, không phải công ty nào cũng có thể áp dụng FSC vào các hoạt động của mình. FSC là gì? Chứng nhận FSC có cần thiết, phù hợp với điều kiện Doanh nghiệp của bạn hay không?
FSC là gì?
The Forest Stewardship Council® (FSC) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực quản lý rừng bền vững. Mục đích chính của tổ chức là thúc đẩy ngành lâm nghiệp có trách nhiệm với môi trường, từ đó đem lại lợi ích bền vững cho kinh tế và xã hội.
Các sản phẩm từ gỗ như giấy, bao bì, nội thất có thể được dán nhãn FSC nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các tiêu chuẩn liên quan mà FSC đưa ra. Tuy nhiên để làm được điều đó, các quá trình liên quan đến sản phẩm như: quá trình vận chuyển, chế biến gỗ từ rừng đến khách hàng phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo yêu cầu về nguồn gốc cũng như chứng minh sự phù hợp của các hoạt động liên quan của doanh nghiệp. Toàn bộ các quá trình như vậy kết hợp lại gọi là kiểm soát chuỗi hành trình sản phẩm (CoC).
Theo thống kê của các tổ chức FSC, các sản phẩm từ rừng được dán nhãn FSC có giá trị kinh tế cao hơn mặt bằng chung từ 20 – 30%.
Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp liên quan đến các sản phẩm từ rừng tăng mạnh trong nhiều năm qua. Nhưng sức cạnh tranh còn khá yếu khi chưa nắm bắt được các yêu cầu từ thị trường quốc tế. Chứng nhận FSC-CoC là một trong những giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này.
Đối tượng cần áp dụng tiêu chuẩn FSC?
Chứng nhận FSC- CoC được khuyến khích đối với tất cả các tổ chức trong chuỗi cung ứng các sản phẩm từ rừng. Nếu thành công đạt chứng chỉ theo tiêu chuẩn FSC, các tổ chức này có thể thực hiện tối thiểu một trong các hoạt động sau:
- Bán các sản phẩm có chứng nhận FSC
- Dán nhãn FSC cho các sản phẩm có chứng nhận FSC đủ điều kiện
*CHÚ Ý: Chứng nhận FSC không áp dụng đối với các tổ chức không có quyền sở hữu hợp pháp các sản phẩm có chứng nhận.
Hiện nay có 3 loại chứng chỉ FSC tương ứng với 3 tiêu chuẩn được đưa ra:
- FSC-CoC (Chain of Custody):Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm, thường được cấp cho các tổ chức còn lại của chuỗi cung ứng tính từ thời điểm cây đã rời khỏi rừng. Khi sở hữu chứng chỉ này, các tổ chức có quyền dán nhãn FSC cho các sản phẩm đủ điều kiện của mình.
- FSC-FM (Forest Management):Chứng nhận về quản lý rừng dành cho các đơn vị trồng và khai thác rừng hoặc các đơn vị đại diện quản lý rừng.
- FSC-CW (Controlled Wood):Chứng nhận gỗ có kiểm soát FSC, chứng nhận dành cho các đơn vị trồng và khai thác rừng, đơn vị quản lý rừng hay đơn vị sản xuất/chế biến và thương mại sử dụng nguyên liệu từ rừng mà chưa được chứng nhận FSC-FM.
Tham khảo chuỗi hành trình sản phẩm có nguồn gốc rừng FSC
Lợi ích khi áp dụng các tiêu chuẩn FSC
Chứng nhận FSC mang đến nhiều lợi thế cho doanh nghiệp từ mặt hình ảnh thương hiệu, giá trị sản phẩm đến cơ hội kinh doanh dài hạn trong tương lai. Cụ thể, FSC mang đến những lợi ích cơ bản sau:
Tạo ra lợi ích cho hoạt động kinh doanh: Việc đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nghiêm ngặt của các tiêu chuẩn của FSC sẽ tạo điều kiện cho các chủ rừng và các nhà doanh nghiệp liên quan đến sản phẩm từ rừng chạm tới thị trường nước ngoài đang ngày càng khắt khe với các sản phẩm này. Từ đó có cơ hội tiếp cận được nhiều khách hàng với mức doanh thu khủng.
- Tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng:Sở hữu chứng chỉ FSC sẽ tạo sự tin cậy cho thương hiệu của doanh nghiệp. Mang đến cơ sở niềm tin cho người tiêu dùng về nguồn gốc, quá trình sản xuất của doanh nghiệp đồng thời thể hiện được trách nhiệm của của doanh nghiệp với môi trường, kinh tế, xã hội.
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng, ngăn chặn thay đổi khí hậu:FSC cấm khai thác gỗ trái phép, giảm giá trị bền vững của rừng và nỗ lực giảm tình trạng phá rừng thông qua việc cấp chứng chỉ rừng và kiểm soát hoạt động liên quan đến rừng của các tổ chức sở hữu chứng chỉ. Từ đó giúp bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên và hạn chế nguyên nhân dẫn đến thay đổi khí hậu.
- Đảm bảo nguồn gốc sản phẩm:Doanh nghiệp có thể không thể cập nhật hết các khu vực bị cấm khai thác ở một số quốc gia hay vùng lãnh thổ, do đó luôn tồn tại một rủi ro về nguồn cung cấp bất hợp pháp. Vì vậy, sở hữu chứng chỉ FSC sẽ giảm thiểu rủi ro cho tiếp cận nguồn cung cấp gỗ bất hợp pháp.
Năm bước áp dụng FSC-CoC tại Doanh nghiệp:
- Bước 1:Thành lập ban FSC-CoC
- Bước 2:Xây dựng sổ tay FSC-CoC, chính sách và các quy trình, thủ tục có liên quan phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn
- Bước 3:Hướng dẫn và áp dụng các quy trình, thủ tục đã xây dựng vào thực tế
- Bước 4:Kiểm tra việc triển khai, áp dụng thử trước khi đánh giá
- Bước 5:Đánh giá chứng nhận FSC
- Bước 6:Thực hiện và duy trì hệ thống FSC-COC